Chắc quý đồng nghiệp không còn xa lạ với câu nói “Hữu xạ tự nhiên hương” , hiểu nôm na là “cái gì tốt thì sẽ được mọi người biết đến”. Đó là một chân lý không thể phủ nhận về tầm quan trọng của chất lượng. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm lớn nếu bạn hiểu theo nghĩa rằng mình chỉ cần tập trung làm tốt công việc điều trị, khách hàng sẽ tự biết tới mình mà biết đến. Vào thời buổi phòng khám nha khoa mọc nhiều hơn cả nấm sau mưa, khách hàng đang có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết về nơi để điều trị răng miệng.
Chính vì thế, chúng ta cần có phương án marketing và quảng cáo hiệu quả để khách hàng được biết đến về phòng khám của bạn nhiều và nhanh hơn. Hôm nay, trong bài viết đầu tiên về chuyên mục “Kinh doanh nha khoa“, Blog nha sĩ sẽ giới thiệu với quý đồng nghiệp cách thu hút bệnh nhân với 5 phương pháp marketing và quảng cáo cho phòng khám của bạn.
1. Thiết kế một websites phòng khám nha khoa chuyên nghiệp
Nói về dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ nha khoa nói riêng, bệnh nhân đều muốn tìm hiểu kỹ càng về phòng khám, về cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ, giá cả, v.v. trước khi quyết định điều trị ở đâu đó. Với sự phổ thông của Internet, họ có thể làm điều đó ngay tại nhà mình chứ không cần phải tới tận nơi để tìm hieuerr. Chính vì vậy, sở hữu một websites chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin về phòng khám nha khoa của bạn là điều bắt buộc.
Theo nghiên cứu của hàng marketing Marketingprofs, phần lớn bệnh nhân đánh giá phòng khám, bệnh viện là chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp sau khi họ truy cập website trong vòng 5 giây đầu tiên.
Hãy nhìn vào ví dụ dưới đây, nếu dưới đây là hai phòng khám mà bạn chưa từng tới thì bạn sẽ thích và đánh giá cao phòng khám nào hơn?
Tôi tin rằng ấn tượng ban đầu của quý đồng nghiệp về hai phòng khám trên có sự khác biệt rất lớn.
Quá trình thiết kế, cập nhật nội dung cho website phòng khám của bạn sẽ mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, đây là một khoản đầu tư về tiền bạc và thời gian rất đáng giá.
2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO cho website nha khoa của bạn
Bạn sẽ làm gì khi bạn muốn tìm địa chỉ quán ăn bít tết ngon nhất ở Hà Nội?
Bạn sẽ làm gì khi bạn muốn tìm hiệu cắt tóc đẹp ở Sài Gòn?
Tôi tin phần lớn câu trả lời của chúng ta đều là “hỏi cụ Google”. Gần như tất cả mọi người đã từng truy cập Internet đều biết đến và từng sử dụng Google. Nó đã trở thành công cụ mà ai ai cũng tìm đến để tìm câu trả lời cho câu hỏi của họ.
Bạn có biết Google bố trí kết quả tìm kiếm của họ như thế nào không? Hãy xem chi tiết dưới đây:
Trang kết quả của Google được bố trí theo các phần như sau:
- Box tìm kiếm (số 1): là nơi mà bạn gõ từ khóa tìm kiếm (được gọi là keyword)
- Box quảng cáo (số 2 và 3): là nơi mà Google Adwords (thuộc Google) hiện thị các quảng cáo mà các công ty đã mua có liên quan tới keyword mà bạn đang tìm
- Box kết quả tự nhiên (số 4): là nơi mà Google hiện thị kết quả của các trang websites Google đánh giá là có liên quan tới từ khóa mà bạn đang tìm
Khoảng hơn 60% người đọc sẽ chỉ click vào top 3 trang đầu tiên trong mục kết quả tự nhiên mà thôi. Do đó, mục đích của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO là làm cho Google đặt websites nha khoa của bạn vào trong top 3 của khu vực kết quả tìm kiếm tự nhiên ở trên.
Về mặt cơ bản, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm bao gồm hai phần:
- Phần thứ nhất là nghiên cứu keywords: Keyword research. Keywords là những từ khóa mà bệnh nhân sẽ tìm. Bạn cần tìm hiểu xem đối tượng bệnh nhân mà bạn đang hướng tới sẽ sẽ sử dụng những từ khóa nào khi tìm kiếm nào. Ví dụ phòng nha của bạn chỉ làm về nắn chỉnh răng thì sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu bạn cố gắng tối ưu cho các từ khóa về cấy ghép implant.
- Phần thứ hai là tối ưu websites theo các keywords đã tìm được. Tối ưu websites là sử dụng kỹ thuật SEO để cải thiện thứ hạng của websites trên trang Google khi bệnh nhân tìm kiếm theo một trong những keyword mà bạn đã tìm được trước đó
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một phạm trù phức tạp mà cần có người hiểu biết sâu về cách thức hoạt động, đánh giá websites của Google thì mới có thể đạt được kết quả như ý muốn. Do đó, thông thường các phòng khám nha khoa đều thuê một công ty có chuyên môn về marketing online để hỗ trợ quá trình này.
3. Tối ưu hiển thị phòng khám của bạn với Google Business
Đây là một phương pháp cơ bản, miễn phí mà lại rất hiệu quả trong marketing và làm thương hiệu cho phòng nha, bệnh viện, hoặc các cơ sở kinh doanh có vị trí địa lý. Bạn đã từng tự Google phòng khám của mình và xem kết quả hiển thị ra là gì chưa? Ví dụ đây là kết quả mà tôi nhận được khi google từ khoá “Bệnh viện răng hàm mặt trung ương”:
Bạn sẽ thấy có một khung bên phải cùng của trang (tô đỏ). Trong khung này có một số thông tin về Bệnh viện răng hàm mặt trung ương như:
- Tên bệnh viện
- Hình ảnh về bệnh viện
- Đường link tới websites (Website) và đường link tới bản đồ chỉ đường (Direction)
- Địa chỉ bệnh viện
- Số điện thoại của bệnh viện
- Reviews: feedback của bệnh nhân về bệnh viện
Đây là thông tin mà Google đã thu thập tự động từ websites, thông tin cung cấp từ bệnh nhân khác, v.v. Hiểu nôm na là nó như một catalog, brochure điện từ mà Google “làm ra” cho bệnh viện RHM TW.
Điều mấu chốt là bạn có thể thay đổi ảnh, tên, số điện thoại cũng như các thông tin khác về phòng khám của mình trên websites của Google bằng cách tìm trang của phòng khám mình như trên, sau đó click vào “Claim this business” (hiểu là đăng ký đây là cơ sở kinh doanh của tôi).
Sau khi Google xác nhận rằng bạn thật sự là chủ của cơ sở kinh doanh đó, bạn sẽ có thể cung cấp và thay đổi các thông tin về phòng khám của bạn.
Dưới đây là kết quả tìm kiếm về phòng khám “Hermes London Dental Clinic”. Bạn thử đặt mình vào vị trí là một bệnh nhân đang xem xét điều trị tại phòng khám này và sau khi Google thì ra kết quả như dưới đây:
Bạn sẽ thấy được ảnh về phòng khám, vị trí địa lý của nó, 14 người đánh giá 5 sao với những feedback rất tốt về phòng khám ở bên dưới, giờ mở cửa của phòng khám ngày hôm nay, số điện thoại liên hệ của phòng khám.
Nếu bạn có thể tối ưu hoá được kết quả hiển thị này tốt, tôi tin chắc những bệnh nhân mà đang tìm hiểu về phòng khám của bạn sẽ rất tự tin sau khi tra cứu về phòng khám của bạn trên Google.
4. Quảng cáo PPC với Google
PPC – Pay per Click (trả tiền theo click) là một trong những phương pháp hiệu quả về kinh tế và mang lại kết quả rất nhanh. Mục tiêu của phương pháp này là đặt phòng khám của bạn vào ô kết quả quảng cáo 2 và 3 ở hình trên khi bệnh nhân tìm kiếm Google. Đối với PPC thì bạn chỉ phải trả tiền khi có người đọc click vào kết quả quảng cáo của bạn trên Google.
Để có thể quảng cáo PPC với Google, bạn sẽ cần làm 2 việc:
- Nghiên cứu keywords: bạn muốn hiển thị quáng cáo về trang website của bạn khi khách hàng tìm kiếm theo keywords nào? Việc tìm kiếm các keywords phù hợp đóng vai trò rất lớn cho tính kinh tế của chiến dịch quảng cáo ppc
- Tạo tài khoản Google Adwords và đăng quảng cáo về websites của mình. (Google Adwords: https://www.google.com/adwords/)
Mình sẽ viết một bài chi tiết hơn về cách thức lập tài khoản và tạo một chiến dịch quảng cáo PPC Cho phòng khám của bạn sau này.
5. Marketing truyền miệng cho phòng khám
Truyền miệng (người này giới thiệu người kia) là phương pháp marketing hiệu quả nhất và MIỄN PHÍ mà có thể bạn không nhận ra.
Hàng ngày, mỗi người chúng ta đều gặp phải hàng chục, hàng trăm thông điệp quảng cáo từ trên video, radio, websites, email, v.v. Vì thế chúng ta đều nghĩ “quảng cáo thì cái gì chẳng hay” và đặt niềm tin thấp vào quảng cáo. Thay vì đó, chúng ta lại rất tin vào một lời khen, một lời giới thiệu của người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình. Rất nhiều bệnh nhân đã quyết định chọn bác sĩ nào đó khi nghe rỉ tai rằng “bác sĩ này nhẹ nhàng lắm, tôi điều trị mà không đau gì”, “phòng khám đó làm tốt lắm, tôi chỉ có tới đấy thôi”, v.v.
Vậy, phải làm sao để bệnh nhân giới thiệu phòng khám của bạn tới bạn bè, đồng nghiệp của mình?
Có nhiều lý do khiến bệnh nhân nói về bạn. Tuy nhiên, tất cả các lý do này đều quy về một lý do duy nhất: Mang tới một trải nghiệm vượt bậc so với những gì họ tưởng tượng. Ví dụ:
- Nếu bệnh nhân nghĩ rằng tới nhổ răng sẽ rất là đau. Nếu trong toàn bộ quá trình nhổ răng mà họ không hề đau một chút nào, họ sẽ không tiếc lời ca ngợi
- Nếu bệnh nhân bị mất răng cửa, bạn làm lại cho họ bằng cầu/implant còn đẹp hơn cả răng trước đây mà họ có, chắc chắn họ sẽ giới thiệu bạn với mọi người họ biết
Mang lại một trải nghiệm vượt bậc so với tưởng tượng của bệnh nhân không hề đơn giản, những chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ từ những yếu tố cơ bản sau:
- Khả năng nắm được tâm lý của bệnh nhân
- Thái độ và cách giao tiếp của bạn, các nhân viên khác đối với họ: tận tình, kính trọng họ
- Quá trình điều trị: không đau, nhẹ nhàng
- Kết quả điều trị: hết đau, răng khỏe, đẹp
- Cơ sở vật chất của phòng khám: sạch sẽ, sang trọng, hiện đại
Theo nghiên cứu của Smile Marketing thì ở Mỹ, marketing truyền miệng đóng góp khoảng 35- 40% lượng bệnh nhân mới tới phòng khám. Do đó, suy nghĩ về phương án đẩy mạnh marketing truyền miệng tuy khó khăn những cũng mang lại rất nhiều quả ngọt.
Với 5 phương án marketing ở trên, mình tin chắc quý đồng nghiệp sẽ có thể thu hút thêm hàng chuc, thậm chí hàng trăm bệnh nhân mới cho phòng khám của mình. Bảo Hoàng sẽ viết thêm những bài chi tiết hơn về cách thức lên kế hoạch marketing và tối ưu cho từng phương pháp ở trên sau này.
Xin cám ơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét